Truyền Thống Áo Dài Việt Nam – Khám Phá Vẻ Đẹp, Ý Nghĩa

Truyền thống áo dài là một nét đẹp dân tộc đã in sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Đây là quốc phục đề cao vẻ đẹp và nét duyên dáng của phụ nữ Việt, được lựa chọn trong những sự kiện quan trọng. Hãy cùng NEW88 tìm hiểu thêm về lịch sử và ý nghĩa của trang phục quê hương này.

Nguồn gốc truyền thống áo dài

Từ xa xưa, trang phục của người phụ nữ Việt là chiếc áo giao lĩnh đơn giản, thô sơ. Sang thế kỷ 17, người ta thay đổi một chút thành áo tứ thân để thuận tiện cho quá trình sinh hoạt và lao động thường ngày. Đến thời trị vì của vua Gia Long, chị em phụ nữ đã chuyển sang áo ngũ thân.

Trên cơ sở đó, áo dài Lemur xuất hiện, đây là sự biến điệu của hoạ sĩ Cát Tường. Sau đó là thời kỳ của áo dài Lê Phổ và Raglan. Cuối cùng đến năm 1970, chiếc áo truyền thống mới được hoàn chỉnh và phát triển đến nay.

Trải qua những biến đổi mạnh mẽ của thời gian, truyền thống áo dài đã có nhiều cải tiến về chất liệu, hình dáng cũng như phong cách thiết kế. Giờ đây, áo dài được sáng tạo phù hợp với từng dịp lễ như: cưới hỏi, đi tiệc, lễ tết, cách tân,… Tuy nhiên, dù có biến tấu thế nào thì vẻ đẹp yểu điệu thục nữ vẫn luôn hiện diện trên trang phục này.

Áo dài đã đồng hàng cùng bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam
Áo dài đã đồng hàng cùng bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam

Ý nghĩa đặc biệt của tà áo

Theo Trang chủ NEW88

Trải qua lịch sử phát triển hào hùng, truyền thống áo dài đã mang trong mình nhiều ý nghĩa dân tộc sâu sắc. Đây cũng là minh chứng cho vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam đi cùng bao thăng trầm của đất nước.

Áo dài được coi là quốc phục Việt Nam

Như đã chia sẻ ở trên, đây là nét đẹp văn hóa, niềm tự hào vô giá của người Việt khi trang phục đã có mặt xuyên suốt bao thế kỷ. Không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, nam nữ,… tầng lớp nào cũng có thể trưng diện mỗi ngày, dịp lễ Tết, du xuân,…

Vào dịp Tết, chị em phụ nữ có thể mặc kèm theo khăn gấm, đấng mày râu có thể mặc áo nhiễu đen cùng khăn xếp trên đầu. Các bậc cao niên thường diện trang phục có chữ “Thọ”. Trẻ em thì sẽ lựa chọn những tà áo rực rỡ màu sắc vô cùng bắt mắt.

Bên cạnh đó, đây còn là biểu tượng cho đất nước, quê hương trên khắp thế giới bởi truyền thống áo dài. Tại các buổi lễ, sự kiện trọng đại quốc gia, có sự góp mặt của lãnh đạo nhiều nước, tà áo dài luôn hiện diện một cách lịch sự và trang nhã.

Dù chưa có văn bản chính thức, truyền thống áo dài được coi quốc phục Việt
Dù chưa có văn bản chính thức, truyền thống áo dài được coi quốc phục Việt

Là di sản văn hóa

Với thiết kế đơn giản, không cầu kỳ như nhiều trang phục của các quốc gia khác, mọi người không tốn nhiều thời gian và công sức để mặc. Trang phục đã dần len lỏi vào tiềm thức và cuộc sống của mọi người dân Việt Nam một cách tự nhiên nhất và trở thành truyền thống áo dài.

Không chỉ ẩn chứa nét đẹp lịch sử, quốc phục còn mang trong mình đạo lý truyền thống của bao đời nay. Vốn dĩ nó được cách tân từ hai tà áo tứ thân tượng trưng cho phụ mẫu. Năm chiếc cúc bên ngực trái biểu tượng cho tâm ý ngay thẳng, kín đáo và nhân – lễ – tín – nghĩa – trí.

Cảm hứng thời trang trường tồn

Với sự thay đổi của xu hướng thời trang và công nghệ, quốc phục đã được biến đổi với nhiều thiết kế mới lạ xong vẫn giữ được nét đẹp truyền thống áo dài vốn có. Kiểu dáng sẽ được cắt ngắn đi một chút, cổ áo thay vì dựng cao sẽ may tròn lại,… Chị em cũng sẽ có thêm nhiều lựa chọn mới phù hợp với tính cách và thể hình của bản thân.

Bên cạnh chất liệu nhung sang trọng, thị trường hiện tại cũng đã xuất hiện áo dài lụa với sự mềm mại, mát mẻ hơn, phù hợp với thời tiết mùa hè. Giới trẻ cũng những bộ cách tân với sự trẻ trung và năng động, tiện lợi cho những hoạt động thường ngày trong truyền thống áo dài.

Áo dài luôn là cảm hứng thời trang của mọi thế hệ
Áo dài luôn là cảm hứng thời trang của mọi thế hệ

Tôn vinh hình ảnh người phụ nữ

Ngày nay, với sự sáng tạo của các nhà thiết kế, áo dài đã được dệt may bằng nhiều họa tiết, màu sắc khác nhau. Dù chỉ là một sắc trắng tinh khôi, chiếc áo vẫn toát lên vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng của người con gái Việt cùng truyền thống áo dài.

Dáng áo được may ôm sát cơ thể, phần cổ dựng cao và độ dài đến gót chân. Hai tà bên hông được xẻ nhẹ nhàng, dù kín đáo nhưng không kém phần quyến rũ. Diện bộ áo dài, chị em phụ nữ sẽ thật thướt tha và nổi bật đường cong chữ S tuyệt đẹp. Trên các đấu trường sắc đẹp, quốc phục vẫn luôn nổi vật theo cách riêng và được bạn bè thế giới khen ngợi. Các du khách khi đến Việt Nam cũng sẽ thử diện áo dài một lần để chụp ảnh lưu niệm.

Đây là trang phục gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam
Đây là trang phục gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam

Lời kết

Như vậy, OKVIP vừa giúp bạn đọc hiểu thêm về truyền thống áo dài của dân tộc. Hy vọng mọi người sẽ trân trọng và gìn giữ nét đẹp quý báu này, đưa quốc phục Việt Nam vươn tầm thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *